Cà phê học thuật
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Cùng tìm hiểu bệnh lo âu là gì?

Ai trong đời cũng từng cảm thấy lo âu, lo âu là một tâm lý bình thường trong cuộc sống cuộc sống hằng ngày trước những việc gây ảnh hưởng đến bản thân.

Cùng tìm hiểu bệnh lo âu là gì?

Thỉnh thoảng cả thấy lo lắng, lo âu trước bài kiểm tra, trước khi đi phỏng vấn, trước sự thay đổi của công việc hay trước khi đưa ra một quyết định quan trọng nào đấy là một tâm lý, cảm xúc rất bình thường của stress, căng thẳng. Rối loạn lo âu lại khác, nó nhiều hơn chứng bệnh lo âu, những người bị rối loạn lo âu thường sợ hãi quá mức, nó liên tục chuyển từ vấn đề này sang vấn đề khác và nó không được giảm đi mà càng lúc càng tồi tệ hơn. Lo âu bình thường nếu không được chữa trị sẽ trở thành loại bệnh tâm thần – rối loạn lo âu.

Lo âu có thể có lợi trong một số trường hợp, nó giúp bạn biết trước được những nguy hiểm gần xảy ra nhờ đó chuẩn bị tốt hơn trong việc đối phó những nguy hiểm đó. Ví dụ như nếu bạn lo âu trước bài kiểm tra, bạn sẽ học thuộc bài đầy đủ, đều này sẽ giúp bạn lấy về kết quả cao hơn; nếu bạn cảm thấy lo âu khi đứng trước công việc của mình bạn sẽ tìm mọi cách để giải quyết nó trong thời gian sớm nhất có thể… Lo âu thường không gây chết đột ngột và không gây ảnh hưởng quá trầm trọng đến sức khỏe con người.

Thế nào là bệnh lo âu?

Còn gọi là ưu tư, một trạng thái xúc cảm đi từ mức bứt rứt, hồi hộp, bồn chồn, lo lắng tới mức sợ hãi. Người lo âu thường có cảm giác sự đe dọa đang tới gần (tuy không có gì rõ ràng) và có các triệu chứng thực thể cũng như tâm thần. Trong nhiều trường hợp, lo âu là bình thường nhưng sẽ trở nên một triệu chứng bệnh nếu cản trở suy nghĩ và làm rối loạn hoạt động hàng ngày.

Đó là một nhóm bệnh tâm thần trong đó triệu chứng lo âu là nổi bật nhất, ngoài ra còn có các triệu chứng khác đặc trưng cho từng bệnh. Trên thực tế, các triệu chứng có thể chồng chéo, khó tách riêng loại để chẩn đoán.

Khi bệnh nhân có ít nhất một thời kỳ lo âu rõ rệt, kèm một triệu chứng thực thể hoặc tâm lý làm trở ngại hoạt động bình thường thì được gọi là bệnh lý lo âu chung. Khi bất chợt có một cơn sợ cao độ, vô duyên cớ thì được gọi là bệnh lý hoảng hốt (cơn hoảng hốt), còn khi có nỗi sợ vô lý, dẫn tới phải trốn tránh một số tình huống hoặc con vật, đồ vật thông thường, ví dụ như sợ khoảng trống, sợ người búi tóc hoặc sợ con nhện, thì đó là bệnh lý ám ảnh sợ. Bệnh lý stress sau chấn thương liên quan đến một sự kiện nghiêm trọng cụ thể, ví dụ như bị hãm hiếp, trong đó có triệu chứng luôn nằm mơ thấy sự kiện được tái hiện mà mình thì tê liệt, không làm gì được. Những đặc điểm chính của hành vi ám ảnh - xung lực cưỡng bức là có những ý nghĩ tồn tại dai dẳng, luôn tái hiện và hành vi có tính chất nghi thức, lặp lại.

Điều trị như thế nào?

Hiệu quả nhất nếu tìm ra nguyên nhân xác đáng, và kết quả càng cao nếu bệnh nhân có nhân cách vững vàng. Nói chung, phải kết hợp điều trị tâm lý với dùng thuốc.

Thuốc chữa chứng lo âu theo nhóm. Hai loại chủ yếu là nhóm benzodiazepin và thuốc chẹn beta. Các thuốc khác gồm các chất chống trầm cảm và barbiturat.

Thuốc dùng chữa triệu chứng, làm giảm tạm thời cảm giác lo âu, hồi hộp. Hầu hết trường hợp có thể giải quyết tốt bằng tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý, vì vậy chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết. Đôi khi dùng để trấn an trước khi phẫu thuật hoặc trước khi phải trình diễn nơi công cộng, dự thi, v.v...

Benzodiazepin giúp thư giãn tâm lý và thể chất bằng cách làm giảm hoạt động thần kinh trong não, còn thuốc chẹn beta thì làm giảm các triệu chứng thực thể (quan sát được) của lo âu như run rẩy, đánh trống ngực.

Tác dụng không mong muốn: dùng kéo dài có thể gây nghiện.

TỰ “XẢ” STRESS

Nếu ta cứ sống dưới sức ép tâm lý lớn trong thời gian dài, thì sẽ sinh ra các bệnh tật. Cần phải giảm bớt hay loại bỏ stress:

- Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, xã giao..., chuyển hướng sức tập trung, làm cho cảm xúc thay đổi, giảm bớt sức ép tâm lý.

- Thông qua những hình thức không gây hại cho người khác, đưa cơn bực tức trong lòng “xổ” ra ngoài chẳng hạn khóc lớn, chửi một trận hả dạ, viết văn để thổ lộ. Có thể đến những nơi vắng người như núi, rừng cây, bãi biển để hét to, cất cao giọng hát hết mình...

- Tìm một số việc khác để làm theo sở thích, tạo ra một cảm giác căng thẳng chừng mực, như viết lách, hội họa, làm việc nhà.

- Tìm bạn bè, đồng nghiệp để bàn bạc, tham khảo ý kiến, qua đó, không chỉ tìm biện pháp giải quyết mà còn có cơ hội xoay chuyển sức ép tâm lý.

- Người có đòi hỏi cao, mưu cầu nghiêm khắc thì luôn trong tình trạng căng thẳng. Nên học cách tự thả lỏng cho mình.

- Không nên một lúc làm nhiều việc.

- Chia việc nhà ra mà làm, không nên “tổng vệ sinh”.