Cà phê học thuật
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Giải pháp giúp trẻ vượt qua stress lo âu hiệu quả

Giải pháp giúp trẻ vượt qua stress lo âu hiệu quả

Stress, lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể khi đứng trước căng thẳng về một tình huống, một cá nhân nào đó gây ảnh hưởng đến bản thân.

Giải pháp giúp trẻ vượt qua stress lo âu hiệu quả

Thỉnh thoảng lo lắng là một cảm xúc bình thường trong cuộc sống trước những áp lực của công việc, của học tập hoặc từ những mối quan hệ hằng ngày. Chứng lo lắng trở thành bệnh khi nó trở thành sự sợ hãi quá mức, không có nguyên nhân và liên tục lặp đi lặp lại trong một thời gian này. Người ta gọi chứng bệnh này là chứng bệnh rối loạn lo âu.

Trong một số trường hợp, stress lo âu mang lại lợi ích, nó có thể giúp con người dự đoán được những nguy hiểm sắp xảy ra từ đó đưa ra các cách giải quyết triệt để hoặc làm suy giảm nó. Ví dụ như bạn cảm thấy lo âu, stress vì sắp hẹn hò với bạn gái trong ngày đâu tiên thì bạn sẽ nhanh chóng chăm chút lại nhan sắc, cách ăn mặc hay đặt ra những hành động cần thiết để giúp bạn ghi điểm nhanh chóng trong mắt đối phương, hoặc bạn lo lắng trước một buổi thuyết trình quan trọng giữa đám đông thì bạn sẽ lên kế hoạch và tập duyệt cho đến khi bạn đạt được sự tự tin nhất…

Báo động tình trạng stress, lo âu ở trẻ

Theo thống kê của BV Tâm thần TPHCM, mỗi tuần Khoa Tâm thần - Thần kinh trẻ em tiếp nhận 300-400 bệnh nhi đến khám. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2007, đã có tới 3.687 lượt trẻ em đến khám bệnh. Riêng bệnh rối loạn thần kinh liên quan đến stress, lo âu có 127 trường hợp.

Bác sĩ Lê Quốc Nam, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Tâm thần, cho biết số bệnh nhân đến khám bệnh tăng đều theo từng năm.

Cách đây hơn một tháng, bệnh nhi N.T.H đã được đưa đến BV Tâm thần TPHCM trong tình trạng hoảng loạn, luôn la hét và tự cào cấu bản thân... Nguyên nhân gây bệnh của H. rất rõ ràng: Do bị người lớn xâm hại tình dục. Sau một tháng nỗ lực điều trị, dù đã được xuất viện nhưng trí nhớ của H. không thể phục hồi được như trước.

Ngày càng phức tạp

Theo thống kê của BV Tâm thần TPHCM, mỗi tuần Khoa Tâm thần - Thần kinh trẻ em tiếp nhận 300-400 bệnh nhi đến khám. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2007, đã có tới 3.687 lượt trẻ em đến khám bệnh. Riêng bệnh rối loạn thần kinh liên quan đến stress, lo âu có 127 trường hợp. Bác sĩ Lê Quốc Nam, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Tâm thần, cho biết số bệnh nhân đến khám bệnh tăng đều theo từng năm. Không chỉ tăng về số lượng, những biểu hiện về stress, lo âu ở trẻ diễn tiến ngày càng phức tạp hơn như rối loạn lo âu, trầm cảm...

Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, cũng nhận xét số trẻ đến Khoa Tâm lý do bị stress, lo âu cũng tăng cao.

Thảm họa bất ngờ

Stress, lo âu ở trẻ em được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Stress, lo âu cấp tính là những stress, lo âu đột ngột diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, gây sốc mạnh về mặt xúc cảm. Stress cấp tính ít xảy ra hơn so với stress mãn tính nhưng khi xảy ra thì rất kinh khủng. Stress cấp tính thường được ví như “một thảm họa bất ngờ”, có thể gây ra những rối loạn về hệ thần kinh trung ương (hành vi, suy nghĩ, trí nhớ), rối loạn hệ thần kinh thực vật (nhịp tim đập mạnh, thở tăng, đi cầu không được, đi tiểu lắt nhắt... ). Tuy nhiên, khi bị stress, lo âu cấp tính, trẻ em dễ vượt qua được nếu có người bên cạnh cảm thông, chia sẻ. Lúc trẻ khóc, sợ, chỉ cần có người ôm trẻ vào lòng, vỗ về, chia sẻ với trẻ sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua được.

Còn stress mãn tính thường diễn ra ở cấp độ thấp hơn, căng thẳng ở mức độ thấp nhưng trong thời gian dài. Stress mãn tính còn có thể làm trẻ gầy tong teo hoặc béo phì.

Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp khẳng định stress, lo âu luôn là những khủng hoảng về xúc cảm, tình cảm. Nguyên nhân gây stress, lo âu trẻ em thường do trẻ bị rối nhiễu tâm lý từ gia đình (cãi nhau, ly tán, nói dối...); nhà trường (chương trình học nặng nề, áp lực thi cử, quan hệ thầy trò...), bạn bè (bị bạn bè đánh, nói xấu, xa lánh...).

Gia đình: Yếu tố quan trọng nhất

Theo chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, gia đình luôn là yếu tố quan trọng nhất để giúp trẻ vượt qua stress, lo âu. Khi mỗi gia đình là một tổ ấm thật sự thì trẻ sẽ “có nhiều sức đề kháng” để chống lại stress, lo âu. Trong gia đình, người cha đóng vai trò trụ cột, có uy tín và người mẹ chia sẻ, yêu thương, vỗ về trẻ. Cha mẹ luôn lắng nghe, chia sẻ những suy nghĩ của trẻ và chủ động nói chuyện với trẻ, thường xuyên kể cho trẻ nghe những việc diễn ra hằng ngày của mình. Hiện nay nhiều bậc cha mẹ có xu hướng thích kiểm tra, rà soát trẻ. Trẻ mới vừa đi học về đã hỏi hôm nay được điểm mấy vậy? Quan tâm đến trẻ không đúng cách sẽ càng làm trẻ ngày càng khép kín.