Cà phê học thuật
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Thực trạng phát triển và tiềm năng của vận tải đường biển nước ta

Thực trạng phát triển và tiềm năng của vận tải đường biển nước ta

Với lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội nhất là kinh tế biển mà cụ thể là hoạt động vận tải đường biển và các dịch vụ hỗ trợ, kéo theo đó là các dịch vụ khác liên quan đến biển.

Với hệ thống cảng biển đa dạng nhờ đường bờ biển dài, Việt Nam hoàn toàn sở hữu tiềm năng và thế mạnh để có thể phát triển vận tải biển một cách hiệu quả và mạnh mẽ nhất. Hiện nay chúng ta có tổng cộng 228 bến cảng, chưa kể hơn 100 địa điểm dự kiến xây dựng bến cảng trong tương lai. Các cảng lớn thường tập trung ở Sài Gòn, Hải Phòng và Quảng Ninh và đảm nhiệm 2/3 tổng lượng hàng hóa vận tải đường biển trên cả nước.

Có thể thấy rõ, từ các cảng này, Việt Nam dễ dàng thông chuyển đến các nước trong khu vực hay thế giới,…. Với nhu cầu phát triển như hiện này thì có thể dự đoán rằng trong tương lai vấn đề luân chuyển hàng hóa sẽ tăng mạnh thệm chí tăng gấp đôi trong vòng chục năm trở lại. Vận tải đường biển là một trong sự lựa chọn khá chắc chắn cho việc kinh doanh ngành vận tải.

Tuy nhiên, với những lợi thế trên, ngành vận chuyển đường biển của nước ta mặc dù số lượng, chất lượng tàu biển với trọng tải lớn; hàng hóa luân chuyển có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành; cũng không được xem là quốc gia mạnh về lĩnh vực này.

Nước ta có những cảng lớn và sâu nhưng so với các tàu có trọng tải lớn của các nước trên thế giới thì vẫn chưa đáp ứng. Ngoài ra chưa kể đến các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển với tính chất quy mô nhỏ, hẹp thiếu tính chuyên nghiệp đã trở thành những thách thức, khó khăn trong chiến lược phát triển ngành vận tải nói chung và đường biển nói riêng.

Phát triển gắn liền với sự bền vững lâu dài, do đó nước ta cần phải đặt vấn đề bảo vệ môi trường biển lên hàng đầu. Đó là một trong nguyên tắc sống còn cho nền kinh tế phát triển vững mạnh lâu dài.